Xe ô tô của Pháp đang gặp khó khăn tại Việt Nam

Chính vì vậy, người tiêu dùng Việt vẫn mặc định đây là sản phẩm mới, tâm lý thị trường dè dặt.
Bị định giá khá cao, cộng thêm với sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng xe hơi đến từ Nhật, Hàn, Đức, Mỹ và Anh tại Việt Nam, do đó xe ô tô nhập nguyên chiếc của Pháp trong thời gian gần đây chỉ còn vài chiếc mỗi tháng thay vì hàng chục, hàng trăm chiếc như các năm trước.

Theo như số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, 2 tháng đầu năm, lượng xe nhập về Việt Nam chỉ đạt 7 chiếc, tăng hơn cùng kỳ năm trước là 2 chiếc. Nếu như so với lượng xe ô tô nhập của các nước châu Âu về Việt Nam như: Đức, Anh, Nga thì xe về Việt Nam chưa bằng số lẻ.


Lượng xe Pháp nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam đã và đang giảm mạnh
Đây là chỉ dấu đáng buồn cho các hãng xe ô tô của Pháp sau vài năm xâm nhập thị trường Việt Nam và đây cũng là 1 trong 16 nước có sản lượng ô tô lớn nhất thế giới và 1 trong 8 nước có nền công nghiệp chế tạo xe hơi hàng đầu thế giới, theo như đánh giá của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô thế giới (OICA).

Tại thị trường Việt Nam, các hãng xe hơi của Pháp vào thị trường bắt đầu từ năm 2010, với sự xuất hiện dòng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc của Renault, tiếp đến năm 2011 là dòng xe Citroen và năm 2013 hãng xe danh tiếng Pháp là Peugeot sau thời gian đã chọn đối tác nhập khẩu nguyên chiếc đã chọn Trường Hải (Thaco) là đối tác lắp ráp một số mẫu xe hơi này tại thị trường Việt Nam.

Thực tế, nếu như so lượng nhập khẩu từ năm 2016 với các năm trước sẽ thấy rõ điều này. Năm 2016, lượng xe ô tô Pháp về Việt Nam chỉ là 66 chiếc/năm, thấp hơn rất nhiều so với con số của năm 2015 là 650 chiếc, năm 2014 là 196 chiếc, năm 2013 là 108 chiếc. Việc suy giảm lượng nhập khẩu xe ô tô Pháp hiện có nhiều lý do khác nhau, trong đó có liên quan đến hiệu quả cạnh tranh với các chủng loại xe ô tô của các hãng khác.

Theo một số doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô, các hãng xe châu Âu đang có chính sách thị trường khá chặt chẽ nên việc mở đại lý, showroom khá khiêm tốn và chỉ có 1 hoặc 2 doanh nghiệp được mở, chính vì điều này nên khó có hiện tượng xe ô tô Pháp đổ bộ ồ ạt vào một thị trường nhất định.


Việt Nam đang được coi là thị trường mới của các hãng xe Pháp
Bên cạnh đó, Việt Nam đang được coi là thị trường mới của các hãng xe Pháp, dù Pháp đã có nhiều hãng xe thuộc hàng đầu về công nghệ, chất lượng và giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, xe ô tô Pháp không có bề dày thành tích và được nhắc đến nhiều như xe ô tô của Nhật, Hàn, Đức hay Mỹ. Chính vì vậy, người tiêu dùng Việt vẫn mặc định đây là sản phẩm mới, tâm lý thị trường dè dặt.

Chính vì điều này, nên lựa chọn phân khúc nào cho xe ô tô Pháp tại Việt Nam để người tiêu dùng Việt biết tên, lựa chọn và sử dụng cũng không phải đơn giản. Chính vì vậy, ngay từ khi vào thị trường Việt Nam, các hãng xe hơi Pháp đã chọn phân khúc xe sang, giá cao. Hiện hầu hết các dòng xe ô tô nhập khẩu của Pháp vào Việt Nam đã có giá phổ thông hơn nhiều so với trước, với mức giá trung bình từ 800 triệu đồng đến hơn 1,4 tỷ đồng/chiếc, mức giá này cũng được cho sẽ cạnh tranh với các dòng xe phổ thông tương tự của các hãng xe hơi như: Toyota, Honda, Ford và Hyundai đang có mặt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, đối với phân khúc xe ô tô hạng sang, xét về độ “sang chảnh” rõ ràng các loại xe ô tô Pháp vẫn chưa thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn để thay thế các nhãn hiệu xe sang của Đức vốn đã quen thuộc người có thu nhập cao ở Việt Nam, dù cho giá cao hơn khá nhiều.

Cũng theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) 2 tháng đầu năm 2017, doanh số bán hàng của Peugeot cũng mới chỉ tiêu thụ được 46 chiếc tại Việt Nam, giảm 61 chiếc so với doanh số của cùng kỳ năm 2016 (107 chiếc).

Hiện, về đường nhập khẩu xe ô tô Pháp về Việt Nam, thương hiệu xe Renault chủ yếu từ Pháp, một số ít đã được nhập từ Ấn Độ qua nhà máy liên minh với Nissan được lập năm 2010. Mặt khác, một sản phẩm xe hơi “mới toanh” trên thị trường là hãng Samsung, đây là liên doanh ô tô giữa Renault với Samsung (Hàn Quốc) cũng đã được nhập khẩu trực tiếp vào thị trường Việt Nam.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *